Bệnh thoái hóa khớp nếu không điều trị thì sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh như: hạn chế vận động, liệt, tăng cân, bệnh gút, tim mạch, trầm cảm…
Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng liên quan đến viêm khớp, gây ra bởi sự hao mòn và rách sụn – mô bảo vệ đầu xương và khớp. Thoái hóa khớp là loại phổ biến nhất của viêm khớp và thoái hóa. Bệnh thoái hóa khớp sẽ ngày càng tiến triển và nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.
Nếu không được điều trị, các cơn đau mạn tính do thoái hóa khớp có thể dẫn đến những biến chứng khác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoái hóa khớp thường xảy ra tại các khớp của cơ thể: đốt sống cổ, cột sống lưng, khớp háng, khớp gối, khớp bàn tay – cổ tay, khớp bàn chân – cổ chân…
Theo một nghiên cứu:
- Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược ở người lớn
- Khoảng 80% người bị thoái hóa khớp di chuyển bị hạn chế một vài vận động
- Khoảng 25% người bị thoái hóa khớp không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống.
- Bên cạnh gây đau, thoái hóa khớp còn gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị thoái hóa khớp:
- Lớn tuổi: sụn sẽ giảm dần theo độ tuổi.
- Giới tính: nữ giới thường dễ mắc thoái hóa khớp hơn dù chưa rõ nguyên nhân.
- Thừa cân hoặc béo phì: thừa cân có thể tạo áp lực lên các khớp.
- Biến dạng xương: nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
- Chấn thương khớp: những người có khớp yếu thường dễ bị thoái hóa khớp hơn.
- Di truyền: một số người bị thoái hóa khớp là do di truyền.
- Một số nghề nghiệp nhất định: các công việc tay chân hoặc những việc phải thường xuyên tạo áp lực lên khớp có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.
Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gồm:
- Đau và cứng khớp
- Mất linh hoạt
- Gai xương
- Cảm giác xương va chạm vào nhau
Bệnh thoái hóa khớp gây ra biến chứng gì ?
Một số biến chứng do thoái hóa khớp như:
– Rối loạn giấc ngủ:
Đau và nhức khớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ đau của người bệnh dường như sẽ tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm người bệnh không được thoải mái khi ngủ.
– Giảm năng suất làm việc:
Nhiều người thường phải nghỉ phép vài ngày trong năm do cơn đau mạn tính. Viêm khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh như: Nấu ăn, tự mặc đồ,… Nhìn chung, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị. Tuy nhiên, những người bị thoái hóa khớp vẫn cần hỗ trợ cho những công việc nhỏ hàng ngày.
– Tăng cân:
Đau và cứng khớp có thể làm người bệnh ngại vận động. Viêm khớp có thể làm giảm khả năng tập thể dục, thậm chí là đi bộ. Việc không vận động sẽ làm người bệnh mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến người bệnh tăng cân không mong muốn. Tăng cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như: Tiểu đường, Tăng huyết áp, Bệnh tim mạch, Bệnh gút…
– Chứng vôi hóa sụn khớp:
Thoái hóa khớp có thể làm hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động, gây ra các cơn đau cấp tính.
– Lo âu và trầm cảm:
Theo một nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với thoái hóa khớp, các cơn đau của thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.
– Các biến chứng khác:
Hoại tử xương, Gãy xương do áp lực, Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp, Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp, Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống…
Những phương pháp nào giúp điều trị thoái hóa khớp?
Không có phương pháp chữa lành thoái hóa khớp, vì vậy việc điều trị nhằm mục đích quản lý các triệu chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát cơn đau đồng thời phải thường xuyên vận động. Tập thể dục là “chìa khóa” để giữ cân bằng và duy trì cân nặng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh đừng vận động mạnh vì sẽ làm cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn. người bệnh cũng cần thường xuyên nghỉ ngơi khi tập thể dục. Vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh vận động dễ hơn.
Các bài tập thay thế có thể giúp người bệnh linh hoạt hơn, giảm áp lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, gồm: Thái Cực quyền, Yoga,…
Có nhiều loại thuốc giúp giảm đau thoái hóa khớp, bao gồm acetaminophen (Tylenol) và thuốc kháng viêm không steroid. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phẫu thuật thay toàn bộ khớp.
Lời kết
Thoái hóa khớp là bệnh chuyển hóa. Nếu không được điều trị, nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Mặc dù tử vong do thoái hóa khớp là rất hiếm, nhưng đây là một nguyên nhân quan trọng gây suy nhược ở người lớn.
Điều quan trọng là người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ nếu thoái hóa khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phẫu thuật thay khớp, thuốc giảm đau và thay đổi lối sống có thể giúp người bệnh điều trị các triệu chứng bệnh.
Cho dù người bệnh có thực hiện phương pháp điều trị nào, việc giảm các triệu chứng thoái hóa khớp có thể giúp người bệnh vận động và có một cuộc sống tốt hơn.
Nguồn: TĐYK (TH)