Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều hơn độ tuổi trưởng thành. Bệnh có những biểu hiện như: mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn… gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình
1.1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất thăng bằng. Choáng váng và mất thăng bằng là những triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Ngoài ra, bạn còn có khả năng gặp vấn đề rối loạn thính giác hoặc thị giác.
1.2. Những dạng rối loạn tiền đình thường gặp và nguyên nhân
– Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)
Đây là chứng rối loạn tiền đình thường gặp nhất. Nó gây ra tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế – bạn sẽ có cảm giác đột nhiên bị chao đảo hoặc lắc lư.
Tình trạng này xảy ra khi các tinh thể canxi nhỏ trong một phần tai của bạn di chuyển đến khu vực mà chúng không nên xuất hiện. Điều này khiến tai trong truyền đi tín hiệu sai đến não rằng bạn đang di chuyển, nhưng thực ra bạn vẫn đang đứng yên và không hề chuyển động.
Nếu bạn bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chuyển động đầu theo một nguyên tắc nào đó khiến các tinh thể canxi trở lại vị trí ban đầu của chúng ở tai trong.
– Viêm cấu trúc xoắn tai trong (Labyrinthitis)
Đây là một dạng của nhiễm trùng tai trong. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc mỏng sâu bên trong tai (hay còn gọi là mê đạo) của bạn bắt đầu bị viêm. Không chỉ ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng và thính giác của bạn mà tình trạng này còn có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề như đau tai, ù tai, tai có mủ hoặc chất lỏng, buồn nôn, sốt cao…
Nếu tai trong bị nhiễm khuẩn, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng steroid giúp giảm viêm hoặc những loại thuốc khác như antiemetic để giảm chứng nôn mửa và chóng mặt.
– Bệnh Meniere
Những người mắc chứng rối loạn này thường có các dấu hiệu như đột ngột chóng mặt, ù tai… Tình trạng này có thể do virus, dị ứng hoặc các phản ứng tự miễn dịch khiến cho tai trong chứa quá nhiều chất dịch… Trong một số trường hợp, thính giác sẽ kém dần theo thời gian và bạn có thể sẽ bị điếc vĩnh viễn.
Để cải thiện tình trạng bệnh Meniere, bạn có thể thay đổi lối sống bằng việc giảm ăn muối, giảm ăn hoặc uống các thực phẩm chứa caffeine, hạn chế uống rượu, bia và uống thuốc giảm cơn đau tai khi phát bệnh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng bệnh. Các bộ phận bị ảnh hưởng của phần tai trong có thể bị cắt bỏ với mục đích ngăn việc chúng gửi các tín hiệu cân bằng sai đến não
.2. Các biểu hiện của rối loạn tiền đình
Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Thông thường, người bị bệnh tiền đình sẽ thường có một số biểu hiện đặc trưng như:
- Chóng mặt và choáng váng
- Mất cân bằng và mất phương hướng không gian
- Rối loạn thị giác, thính giác
- Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi
- Thiếu tập trung
- Ít vận động
- Lo lắng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình?
Một nghiên cứu dịch tễ lớn ước tính khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:
- Độ tuổi: Người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng. Họ cũng có nhiều khả năng sẽ dùng thuốc có thể gây chóng mặt;
- Tiền sử bị chóng mặt: Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nhiều khả năng bị chóng mặt trong tương lai.
- Chẩn đoán rối loạn tiền đình như thế nào?
Các bác sĩ có thể sử dụng thông tin từ bệnh sử cũng như thực hiện khám lâm sàng để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng hệ tiền đình và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành các quy trình kiểm tra, bao gồm:
– Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. MRI não có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất.
– Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)
Quy trình này chỉ một nhóm các xét nghiệm hoặc xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh;
– Xét nghiệm xoay vòng
Xét nghiệm xoay vòng là một cách khác để đánh giá mắt và tai trong làm việc với nhau như thế nào. Những xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt;
– Âm ốc tai (OAE)
Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với một loạt các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai.
- Điều trị rối loạn tiền đình
Dựa trên các triệu chứng, bệnh sử và tổng trạng, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:
– Tập thể dục tại nhà
Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp, cùng với một chương trình thể dục tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng.
– Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình
Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nhiều người bị bệnh Meniere, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn.
– Uống thuốc
Việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục).
– Phẫu thuật
Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.
- Chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh rối loạn tiền đình
Việc áp dụng những biện pháp sau có thể giúp bạn kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình:
- Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt hay xe lửa
- Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn
- Không đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh
- Luôn mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng
- Tránh ra đường trong giờ cao điểm
- Lời kết
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Các bài viết của TĐYK chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: TĐYK (TH)